Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Báo CAND - Doanh nghiệp võng xếp Duy Lợi và Công an tỉnh Hà Nam thăm, tặng quà tại Trung tâm điều dưfrfrfrfrfrfrfrfrfrfrfrfrfrfr

Báo CAND - Doanh nghiệp võng xếp Duy Lợi và Công an tỉnh Hà Nam thăm, tặng quà tại Trung tâm điều dư

Chủ nhật - 08/02/2015 20:24
 
 
 
Không còn đôi tay nhưng nữ thương binh Phạm Thị Phương Thảo vẫn nuôi con, làm mọi việc trong nhà như một phụ nữ bình thường. Kỳ tích của bà khiến mọi người khâm phục và thêm trân trọng những người thương binh đã sống rất xứng đáng với lời dạy của Bác “tàn nhưng không phế”.


Ngày 14/7, theo chân Đoàn công tác xã hội - từ thiện của Báo CAND - Doanh nghiệp Võng xếp Duy Lợi - Công an tỉnh Hà Nam đến thăm và tặng quà tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Duy Tiên, chúng tôi thấy rõ ý chí và tấm lòng sắt son của những người đã đổ xương máu ở chiến trường.
Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Duy Tiên (gọi tắt là Trung tâm) được bao bọc bởi cánh đồng lúa của huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Thành lập từ năm 1957, Trung tâm đã trở nên gắn bó, gần gũi với chính quyền, bà con nơi đây. Đã có không ít câu chuyện tình nghĩa giữa những người thương binh nặng với người dân vùng sở tại. Ông Nguyễn Sỹ Lương, Giám đốc Trung tâm cho chúng tôi biết, có thời kỳ, chị em phụ nữ các xã lân cận luôn tới giúp chăm sóc, giặt giũ quần áo cho thương binh. Những việc làm rất có ý nghĩa, bù đắp một phần thiệt thòi tình cảm cho những người lính trở về từ chiến trường với những vết thương nặng.
Ấn tượng đầu tiên của tôi khi bước vào hội trường của Trung tâm là những chiếc ghế đặc biệt của các đại biểu. Hội trường chia thành hai dãy, một dãy kê bàn ghế như thường thấy ở những nơi khác, dãy còn lại là nơi dành cho các đại biểu ngồi trên xe lăn. Xe lăn của các đại biểu này cũng không giống nhau mà tùy thuộc vào thương tật của từng người để có kết cấu dài, ngắn, rộng, hẹp… Có những thương binh tự điều khiển xe lăn, nhưng cũng có người phải nhờ sự trợ giúp của người khác. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, tỷ lệ thương binh bị thương tật cột sống chiếm tỷ lệ lớn. Mà đã là thương tật cột sống thì sẽ liệt, teo chân… và đương nhiên khả năng vận động bị hạn chế. Chiếc xe lăn vì thế gắn bó với người thương binh gần như suốt cả ngày, trừ mỗi lúc ngủ. Mà để lên giường ngủ được, phải có người trợ giúp cho các chú, các anh.

Đại tá Phạm Văn Miên, Phó Tổng biên tập Báo CAND; ông Lâm Tấn Lợi; đại diện Công an tỉnh Hà Nam thăm và tặng quà Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Duy Tiên.
Thương binh Nguyễn Đình Cường  là 1 trong 2 thương binh đang là… trai tân của Trung tâm. Ông có nụ cười rất tươi và cách trò chuyện cởi mở. Ông bảo rằng, nếu không có tinh thần lạc quan, sự ham hiểu biết thì có lẽ cuộc sống của ông sẽ là địa ngục. Nhập ngũ năm 19 tuổi, tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia và chỉ 2 năm sau ông bị thương. Ông bị thương tích nặng ở cột sống, bị liệt hai chi và không thể điều tiết bộ máy tiêu hóa. Chỉ vào hệ thống dây nhợ lằng nhằng được giấu khéo trong ống quần, ông bảo: “Tôi bài tiết hoàn toàn tự động hết…”. Không đi lại được, không kiểm soát được một số chức năng, cả ngày gắn với chiếc xe lăn nhưng ông lại thích đi câu cá, tự đi chợ, tự nấu cơm ăn. Thương binh Cường có tiêu chuẩn người phục vụ, nhưng chỉ những việc không thể tự làm được, ông mới nhờ cậy người khác. Nói về lý do vẫn còn là… trai tân, ông bảo, “không muốn làm khổ người khác”. Hơn ai hết, ông hiểu bản thân mình và muốn sống theo cách của mình. Nhà có 7 anh em, bố ông là thương binh trận đánh đồi A1 lẫy lừng trong chiến thắng Điện Biên Phủ nên hiểu và tôn trọng quyết định của ông. Cách đây 2 năm, bố ông mất. Nói về vùng quê Yên Mô, Ninh Bình của mình, ông bảo hiện mẹ vẫn sống cùng với những người em trai, em gái ở quê.
Gia đình lớn của những thương bệnh binh đang sống ở Trung tâm mỗi ngày một vơi đi. Có thời điểm, Trung tâm có 400 thương binh, nay chỉ còn 61. Thương tật, tuổi tác cứ kéo những người thương bệnh binh này về với đất mẹ. Mỗi thương binh, có một căn hộ độc lập trong khu nhà tập thể. Nhưng tại đây, có những dãy nhà bỏ trống vì số lượng ngày một giảm. Trong 61 thương binh đang sống ở đây, chỉ có 3 thương binh nữ. Đó là các bác: Nguyễn Thị Mai, Phạm Thị Phương Thảo, Đỗ Thị Giá. Các bác đều bị thương tật nặng, người thì mất hai cánh tay, người thì bị vết thương ở não… song tất cả họ đều có gia đình riêng. Họ gặp “một nửa” của mình khi đến điều dưỡng tại đây. Cũng từ chiến trường về, cũng với những thương tật nặng nề nên giữa những người thương binh này có sự đồng cảm, chia sẻ. Những mái ấm mà họ xây dựng tại đây đều cho ra quả ngọt là những đứa con, nay đều đã trưởng thành.
Bác Minh Thảo, người nữ thương binh bị cụt cả hai cánh tay cho biết, bác trai là bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc, bị sức ép của bom nên bị chấn thương ở não. Khi bác trai ngỏ ý  muốn xây dựng gia đình, bác đã từ chối. Bác nghĩ, không có đôi tay thật khó thực hiện phận sự của người phụ nữ trong gia đình. Rồi còn chuyện sinh con nữa… Biết ý bác vậy, bác trai đã nhờ các má là những cán bộ miền Nam đang điều dưỡng tại đây động viên, thế là họ nên vợ, nên chồng. Khi người con trai của các bác trưởng thành, thì bác trai mất. Hiện nay, chỉ còn mình bác sống trong căn hộ tập thể.
Bác Minh Thảo đã cho chúng tôi “mục sở thị” biệt tài khâu áo bằng chân, là quần áo bằng chân của bác. Bác bảo rằng, để có được những mũi kim đặt đúng chỗ, ngón chân của bác đã rất nhiều lần nhỏ máu. Nhưng quyết tâm phải làm cho kỳ được, nên bác đã tập luyện và rồi, đôi bàn chân đã thay đôi tay làm mọi việc trong nhà như giặt quần áo, nấu cơm, trồng rau... “Còn cho con bú thì bác làm cách nào ạ”, một nữ phóng viên trong đoàn chợt hỏi. “Hồi đầu, phải nhờ sự giúp đỡ nhưng khi em nó biết ôm, thì tôi dùng phần còn lại của cánh tay để quắp. Thế mà có lúc, nó vẫn bị ngã lăn…”. Thế mới biết, chặng đường nuôi con của nữ thương binh này cực nhọc đến thế nào.
Đại tá Phạm Văn Miên, Phó Tổng biên tập Báo CAND phát biểu, “đền ơn đáp nghĩa” là một trong những hoạt động xã hội được Báo thường xuyên thực hiện. Ngoài nội lực, sát cánh cùng Báo còn có các quý độc giả, các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Võng xếp Duy Lợi. Dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ năm nay, Báo CAND có các chương trình thăm và tặng quà cho các gia đình chính sách của lực lượng CAND tại Thái Nguyên, Tuyên Quang…”. Tiếp nối những hoạt động xã hội từ thiện giàu tính nhân văn như giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, người mắc bệnh hiểm nghèo, thiên tai… hoạt động “uống nước nhớ nguồn” của Báo CAND thể hiện rõ tiêu chí Nhân văn - Tin cậy - Kịp thời
Theo cand.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
1
2
3
4
5
Click để đánh giá bài viết
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét